Việc doanh nghiệp bạn hoạt động có hiệu quả và trơn tru hay
không còn tùy vào quy trình làm việc của doanh nghiệp bạn có nhất quán và
nguyên tắc hay không. Sẽ là một thiếu sót nếu doanh nghiệp không xây dựng cho
mình sơ đồ quy trình làm việc chuẩn hóa các nghiệp vụ trong quản lý công việc
hay dự án.
1. Quy trình làm
việc là gì?
Quy trình làm việc là công việc lặp đi lặp lại, bao gồm các
đầu mục việc cần hoàn thành để đạt được kết quả. Quy trình này đòi hỏi có sự đảm
bảo về độ chính xác, độ phù hợp với quy mô doanh nghiệp và đặc biệt
phải mang lại hiệu suất tốt. Bởi bất cứ
tổ chức nào cũng cần có một quy trình làm việc minh bạch, rõ ràng để các bộ phận,
phòng ban trong công ty dễ dàng tiếp cận, hoạt động theo.
2. Tầm quan trọng của
sơ đồ quy trình làm việc đối với doanh nghiệp
Giúp công việc rõ
ràng, trực quan
Việc liệt kê các đầu mục công việc từ trên xuống theo cách
truyền thống dễ khiến bạn bị rối và khó hình dung. Đặc biệt đối với các dự án
có nhiều bộ phận dễ dẫn đến sự thiếu liên kết. Việc xây dựng sơ đồ quy trình
làm việc giúp người quản lý dễ dàng kiểm soát tiến trình làm việc của mỗi bộ phận.
Đồng thời theo dõi được quy trình làm việc một cách hiệu quả.
Tối ưu hóa hiệu suất
công việc
Quy trình được thiết kế một cách phù hợp giúp loại bỏ những
phần việc không cần thiết, dư thừa. Giarm thời gian trống vô nghĩa trong quá
trình chuyển đổi nhiệm vụ và hiệu suất công việc.
Tự động hóa quy trình
làm việc
Giúp quy trình làm việc tại doanh nghiệp khoa học, rõ ràng
các thành viên trong tổ chức biết công việc mình làm một cách chính xác. Giúp các
phòng ban phối hợp với nhau ăn ý hơn, hạn chế xung đột khi không hiểu nhau, từ
đó các đầu việc được xử lý nhịp nhàng. Còn giúp doanh nghiệp dễ dàng phân tích
quá trình kinh doanh, nắm bắt xu hướng và lên kế hoạch cho rủi ro tiềm ẩn.
3. Sơ đồ quy trình
làm việc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh bạn có thể tham khảo
Xem thêm: Workflow Là Gì? Các Bước Xây Dựng Một Workflow Hoàn Chỉnh
Diễn giải sơ đồ
Sẽ có 3 bước chính trong việc xây dựng sơ đồ quy trình làm việc này là:
Bước 1: Tìm kiếm cơ hội
và dự báo thị trường kinh doanh
Trước khi làm việc gì cũng nên tìm hiểu về nhu cầu thị trường
từ đó đưa ra các phương pháp tiếp cận, phân tích và đi sâu hơn vào tìm hiểu nhu
cầu đó.
Nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt chi tiết hơn về nhu cầu
thị trường từ: biến động gì, loại hàng hóa nào đáp ứng nhu cầu thị trường. Cho
đến phương thức dịch vụ sau khi đáp ứng nhu cầu thị trường đó ra sao,… .Từ đó, giúp
doanh nghiệp có những định hướng chiến lược kinh doanh đáp ứng nhu cầu cần thiết
của thị trường.
Đối với hoạt động tìm kiếm cơ hội kinh doanh nên:
- Thống kê lại các cơ hội kinh doanh kết hợp với việc phân tích thị trường. Hay những học hỏi kinh nghiệm rút ra từ các doanh nghiệp khác
- Phân loại và sắp xếp cơ hội kinh doanh thành các nhóm để đánh giá khả năng thực hiện những cơ hội đó.
- Tìm ra đặc trưng cho mỗi nhóm cơ hội rồi lựa chọn nhóm nào phù hợp với khả năng của doanh nghiệp hướng tới việc hoạch định chiến lược kinh doanh.
Bước 2: Hoạch định
chiến lược kinh doanh
- Tăng thế mạnh cho doanh nghiệp, giành lợi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường
- Xây dựng những vùng an toàn kinh doanh, hạn chế rủi ro
- Xác định phạm vi và mục tiêu kinh doanh then chốt
- Luôn dự phòng và thiết lập sẵn những tình huống xấu nhất xảy ra.
Bước 3: Lựa chọn và
quyết định chiến lược kinh doanh
Nhận biết một cách chính xác các chiến lược hiện tại của
doanh nghiệp. Căn cứ vào đó lựa chọn những chiến lược kinh doanh trong tương
lai hiệu quả.
Đánh giá, rà soát lại các kết quả việc phân tích chiến lược.
Xem xét các tác nhân, yếu tố chính ảnh hưởng tới tài chính
doanh nghiệp, mục tiêu sức mạnh và ngành nghề doanh nghiệp…..
Đánh giá các yếu tố về trình độ, năng lực của doang nhiệp một
cách kỹ lưỡng. Tránh để doanh nghiệp bị phụ
thuộc vào các nguồn lực bên ngoài.
Kết luận
Mỗi doanh nghiệp nên cần đầu tư và xây dựng cho mình các sơ
đồ quy trình làm việc trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh để mang lại những
kết quả mong đợi cho doanh nghiệp mình nhé.
Nhận xét
Đăng nhận xét