XÂY DỰNG QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG DOANH NGHIỆP

 


Việc xây dựng quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp là điều cần thiết. Đây được xem là nền tảnh quan trọng trọng việc giúp cho doanh nghiệp phát triển lâu dài và ổn định. Với các quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp sẽ giúp đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nguyên tắc hơn. Xây dựng một môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả.

1.Bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp sẽ bao gồm những gì?

Một bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp sẽ gồm:

Đối với công việc sẽ  gồm những ứng xử:

  • Điều hành, thực thi công việc.
  • Bảo mật thông tin.
  • Sử dụng và bảo quản tài sản.
  • Trong nơi làm việc và cảnh quan môi trường.

Đối với tổ chức sẽ gồm những hoạt động như:

  • Chào hỏi nhau.
  • Việc giới thiệu và tự giới thiệu.
  • Các thức bắt tay, trò chuyện.
  • Các sử dụng danh thiếp.
  • Nghi thức hội họp.
  • Nghi thức hội đàm, ký kết, tổ chức tiệc chiêu đãi.

Đối với khách hàng:

  • Luôn tìm kiếm khách hàng tiềm năng giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Xây dựng các kế hoạch chinh phục khách hàng, tạo mối quan hệ gặp gỡ khách hàng cũ.
  • Chăm sóc khách hàng thường xuyên, đây được xem là hoạt động then chốt. Vừa làm khách hàng hài lòng về công ty vừa tăng độ uy tín.
  • Luôn quan tâm đến sự đánh giá hài lòng của khách hàng.
  • Luôn luôn lắng nghe mong muốn của khách hàng. Nghệ thuật lắng nghe khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề của khách hàng  là gì và có các tình huống xử lý tốt nhất. Giúp khách hàng hiểu rõ vấn đề và xây dựng được lòng tin với họ. Đồng thời khả năng giải quyết vấn đề của bạn ngày 1 tốt hơn.

Đối với đồng nghiệp

  • Chào hỏi đúng mực giữa nhân viên với nhân viên
  • Luôn xây dựng được sự tôn trọng, tin tưởng và chân thành. Tạo nên tính đoàn kết, hợp tác và gắn bó lâu dài trog tập thể. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện.
  • Luôn lắng nghe và tiếp thu những đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp. Chân thành, thẳng thắng đóng góp ý kiến với nhau giúp chúng ta ngày càng hoàn thiện hơn.

Đối với cấp trên/ cấp dưới

Giữa lãnh đạo với nhân viên

  • Các cấp quản lý, lãnh đạo có trách nhiệm xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp. Tạo cơ hội, điều kiện cho các cá nhân phát triển và có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.
  • Biết lắng nghe, ghi nhận những đóng góp ý kiến của nhân viên. Đưa ra lời khen, động viên cũng như những lời phê bình đúng lúc đúng chỗ.
  • Cũng nên có những cử chỉ chào hỏi thân thiện với nhân viên cấp dưới của mình.

Nhân viên đối với lãnh đạo

  • Luôn lích sự, tôn trọng và thái độ nghiêm túc khi giao tiếp với lãnh đạo
  • Thực hiện và nghiêm túc chấp hành những hướng dẫn, ý kiến chỉ đạo của cấp trên. Thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ lãnh đạo đã phân công
  • Tôn trọng ý kiến của cấp trên
  • Bảo vệ, gìn giữ uy tính, danh sự của cấp trên. Nếu có đóng góp ý kiến thì cần thẳng thắng và thiện chí.
  • Nếu các quyết định của cấp trên chỉ đạo xuống để thực hiện mà trái pháp luật, làm ảnh hưởng đến lợi ích chung. Hoặc gây ảnh hưởng không tốt cũng như không phù hợp với thực nên báo cáo lại ngay với người ra quyết định...

Đối với cộng đồng, xã hội, môi trường sống: là việc cần có quy tắc đối với nơi làm việc và cảnh quan môi trường làm việc.

Đối với chính phủ, nền kinh tế, quốc gia: Xây dựng bộ quy tắc ứng xử  phù hợp với các cơ quan chức năng:

  • Đối với các bộ, ngành, cơ quan chức năng
  • Đối với cán bộ, công nhân viên của bộ, ngành, các cơ quan chức năng
  • Đối với nền kinh tế, quốc gia.

Đối với việc thực thi trách nhiệm xã hội : quan hệ tốt với người lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn và lợi ích người tiêu dùng. Hay những đóng góp cho cộng đồng và xã hội hoặc những trách nhiệm doanh nghiệp cần thực hiện.

2. Cách soạn thảo bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp


  • Xác định ai được đưa vào quy tắc ứng xử của công ty bạn

Một trong những bước đầu là bạn cần phải xác định khi soạn thảo quy tắc ứng xử là ai sẽ được đưa vào quy trình. Những cá nhân xây dựng quy tắc ứng xử sẽ bao gồm: giám đốc, nhân viên lâu năm và các bên liên quan… Có nhiều đơn vị quy tắc ứng xử được tạo ra bởi các quản lý cấp trên và sau đó được xem xét bởi một nhóm các nhân viên đáng tin cậy.. Hoặc bất kỳ ai hay các bên liên quan nào có thể bị ảnh hưởng bởi quy tắc ứng xử.

  • Xem xét các vấn đề đạo đức

Các yếu tố liên quan đến đạo đức là đều mà doanh nghiệp đơn vị bạn cần xem xét hoặc đã phải đối mặt trong quá khứ. Để tránh những vẫn đề này lại xảy ra hãy chắc chắn này trong quy tắc ứng xử của bạn. Hoặc các vấn đề đạo đức mà các doanh nghiệp tương tự đã phải đối mặt. Hướng giải quyết những vấn đề này để ngăn chặn chúng xảy ra trong tổ chức của bạn.

  • Xây dựng dàn ý

Xem lại các thành phần bao gồm trong quy tắc ứng xử của doanh nghiệp bạn gồm những yếu tố nào, chẳng hạn như: Các lợi ích xung đột, tài sản, chính sách văn hóa công ty, sự chuyên cần, hay các vấn đề về quấy rồi tại nơi làm việc, sử dụng điện thoại trong giờ làm. Hoặc các quy định  về đồng phục, chính sách bảo mật, bình đẳng…vv. Sau khi đã chọn và lên dàn ý hãy phác thảo từng phần với thông tin sao cho phù hợp nhất với tổ chức của mình.

  • Thảo luận về dự án với các bên liên quan

Hãy trao đổi nội dung và các thông tin về quy tắc ứng xử, cho mọi người có liên quan để xem xét và thảo luận về nội dung của nó.

  • Soạn bản thảo cuối cùng

Sau tất cả các bước trên hãy để các bên liên quan có cơ hội đóng góp ý kiến. Từ đó bạn có thể soạn bản thảo cuối cùng của quy tắc ứng xử để xem xét và xuất bản áp dụng đến tập thể.

Ngoài việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng thêm cho mình những nét văn hóa và bản sắc riêng.  Như vậy, có thể phát triển lâu dài, bền vững và giữ chân được những nhân viên tài giỏi, ưu tú ở lại với đơn vị mình.

Kết luận

Một vài thông tin chia sẻ về việc xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp hiện nay. Hy vọng với những thông tin này sẽ hỗ trợ phần nào cho bạn về tầm quan trọng cũng như hiểu hơn về quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp. giúp doanh nghiệp bạn đính hướng và phát triển bền vững cả hiện tại và tương lai. Chúc các bạn thành công!

Bài viết tham khảo:


Nhận xét