Việc làm sao để thu hút và giữ chân người tài lại với doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh vẫn còn là những trăn trở
của doanh nghiệp.
Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với các
doanh nghiệp khác. Đáp án để trả lời cho câu hỏi trên có thể là Employer
Branding. Vậy Employer Branding là gì?
Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về Employer Branding.
1. Tìm hiểu khải niệm
Employer branding là gì?
Employer Branding hay còn gọi là thương hiệu tuyển dụng. Là những động thái chủ động của doanh nghiệp
để nâng cao độ nhận diện và phân biệt thương hiệu. Là những cách mọi người cảm
nhận và sự ấn tượng về giá trị và môi trường làm việc tại một doanh nghiệp. Tuy
nhiên, đây chỉ là một khía cạnh của quản lý thương hiệu – là một hệ thống quản
lý kết hợp nhiều yếu tố phối hợp tạo nên trải nghiệm thương hiệu.
Nói cách khác, trong khi “employer branding” được mô tả như
là một hoạt động rời rạc, thì “employer brand management” hay “quản lý thương
hiệu nhà tuyển dụng” mô tả một cách tiếp cận đầy đủ hơn để điều phối tổng thể
các hoạt động khác nhau như tuyển dụng, hội nhập (on-boarding), quản lý tài năng (talent management), quản lý thành tích (performance management) và phát triển lãnh đạo (leadership development).
>>> Xem thêm: Thông điệp Tuyên dương lan tỏa các thông điệp từ những hành vi theo giá trị cốt lõi
2. Checklist của một
chiến lược Employer Branding
Phân tích văn hóa
công ty
Một Thương hiệu Nhà tuyển dụng mạnh mẽ phải được
xây dựng từ chính văn hóa bên trong nội bộ của bạn. Nói cách khác, nếu bạn
muốn các ứng viên nhận diện công ty của bạn là một nơi tuyệt vời để làm việc,
thì đó thực sự phải là một nơi tuyệt vời để làm việc.
Trong quá khứ, một trang tuyển dụng với thiết kế hấp
dẫn kèm vài lời chứng thực được trau chuốt có thể khiến bất kỳ công ty nào trở
thành một nhà tuyển dụng trong mơ. Nhưng ngày nay, trong thế giới siêu kết nối
của các trang web tuyển dụng, đánh giá cùng với tốc độ lan tỏa của mạng xã hội,
nếu nỗ lực xây dựng thương hiệu của bạn chỉ vỏn vẹn là hứa hẹn về các trải nghiệm
mà bạn không thực sự cung cấp được, ứng viên sẽ nhanh chóng tìm ra.
Cách tốt nhất để đánh giá sức mạnh văn hóa công
ty là lắng nghe từ chính nhân viên của bạn. Cho dù thông qua các cuộc
khảo sát ẩn danh hoặc gặp mặt trực tiếp, hãy tìm hiểu những gì họ yêu thích nhất
khi làm việc tại công ty của bạn và những gì họ nghĩ sẽ khiến doanh nghiệp của
bạn trở nên khác biệt.
Triển khai chiến lược
nội dung rõ ràng
Để thực sự tạo nên được nền văn hóa nói trên, doanh nghiệp cần
phải triển khai một chiến lược truyền thông hiện đại, trong đó nội dung phải
được nghiên cứu dựa trên mong đợi của ứng viên, những gì nhân viên đang trải
nghiệm và những gì doanh nghiệp đang hướng đến. Dưới đây là một số mẹo
chính để phát triển nội dung:
Tham khảo ý kiến ứng
viên. Cần ghi nhớ rằng nội dung hướng tới ứng viên của bạn phải cộng hưởng
với những gì họ đang tìm kiếm. Đây là lúc tính cách ứng viên được mô tả rõ nét
nhất. Tính cách ứng viên là tập hợp các đặc điểm định hình một ứng viên tiềm
năng bao gồm lịch sử công việc, kỹ năng, mục tiêu, sở thích việc làm và nhiều
hơn nữa.
Một bảng mô tả tính
cách ứng viên hoàn chỉnh có thể giúp bạn cá nhân hóa nội dung tuyển dụng của
mình. Ví dụ, ứng viên đề cao tinh thần hợp tác trong môi trường làm việc. Bạn
có thể làm một video ngắn giới thiệu khoảnh khắc làm việc của các thành viên hoặc
đăng một bài blog giải thích giá trị của sự hợp tác tại nơi làm việc.
Sử dụng ngôn ngữ kể
chuyện. Mục tiêu chủ yếu của chiến lược nội dung là thu hút ứng viên về
mặt cảm xúc. Đồng thời, cách bạn kể về tổ chức của mình giúp phân biệt Thương
hiệu Nhà tuyển dụng của bạn với các công ty khác. Một quy luật bất thành văn
chính là những câu chuyện được chia sẻ từ nhân viên luôn có độ tin cậy cao gấp
nhiều lần những gì doanh nghiệp thể hiện.
Nhấn mạnh giá trị
công ty. Các nghiên cứu cho thấy giá trị văn hóa là một trong những điều
quan trọng nhất mà các ứng viên tìm kiếm ở doanh nghiệp. Người đi làm hiện
đại luôn muốn làm việc cho những nhà tuyển dụng có thể phản ánh giá trị thực và
khai thác tiềm năng của chính họ. Vì lý do này, bạn nên xác định rõ
các giá trị cốt lõi của công ty và quảng bá chúng trong chiến lược nội dung của
mình.
Thiết lập chương
trình Employee Advocacy
Không phải tất cả nhân viên của bạn đều là một nhà tuyển dụng
hoàn hảo, nhưng họ sẽ trở thành những Đại sứ Thương hiệu thực thụ. Do đó,
một chương trình “vận động hành lang” là không thể thiếu trong việc xây dựng
Thương hiệu Nhà tuyển dụng.
Employee Advocacy là hình thức tiếp thị vận động, nuôi
dưỡng và khuyến khích nhân viên trở thành người ủng hộ đáng tin cậy cho hình ảnh,
thương hiệu bằng cách tổ chức các hoạt động nội bộ như: khen thưởng nhân viên
có thành tích tốt hoặc trao tặng vật phẩm có hình ảnh thương hiệu. Bạn nghĩ sao
về một chiếc ly có logo thương hiệu dành cho nhân viên vào ngày sinh nhật và được
họ đăng tải lên story của mình? Đây chính xác là một trong những cách để Thương
hiệu của bạn được biết đến thật tự nhiên và không hề sắp đặt.
Hãy thường xuyên tổ chức những chương trình Employee
Advocacy chẳng hạn như trao thưởng cho nhân viên có đề xuất tuyển dụng mới,
sáng tạo ra phương thức vận hành hiệu quả hơn cho doanh nghiệp hoặc tích cực
truyền thông về Thương hiệu Nhà tuyển dụng.
Tận dụng mạng xã hội
Nghiên cứu cho thấy, 79% người tìm việc có xu hướng tìm
kiếm công việc tiếp theo thông qua mạng xã hội. Do đó, tận dụng mạng xã hội
là một trong những yếu tố tiên quyết để ứng viên tiềm năng có thể tìm thấy bạn.
Hầu hết các nhà tuyển dụng thường sử dụng nền tảng Facebook
và Linkedin để đăng tin tuyển dụng và danh sách công việc. Tuy nhiên, cách làm
này thường không mang lại nhiều đóng góp cho nhận diện Thương hiệu Nhà tuyển dụng.
Thay vào đó, hãy sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với ứng viên và chia sẻ những
nội dung có giá trị. Đó mới là bản chất thực sự của việc tham gia vào cộng đồng
mạng.
>>>Xem thêm:
- Thông điệp Tuyên dương lan tỏa các thông điệp từ những hành vi theo giá trị cốt lõi
- Vai Trò Của Bộ Phận Nhân Sự Trong Chuyển Đổi Số Doanh Nghiệp
Quy trình kiểm tra và
đánh giá
Cải thiện Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn là một quá
trình liên tục và có vẻ khó đo lường. Nhưng giống như các marketers kiểm tra và
đo lường sự thành công của các chiến dịch quảng cáo, nhà tuyển dụng cũng nên kiểm
tra và đo lường các chiến lược Employer Branding của mình thông qua những số liệu
phù hợp. Dưới đây là gợi ý:
Phản hồi và xếp hạng: Hãy
thường xuyên kiểm tra phản hồi và xếp hạng trên trang fanpage của doanh nghiệp
cũng như các diễn đàn đánh giá Thương hiệu Nhà tuyển dụng (chẳng hạn như Best
Place To Work). Đây chính là thước đo đầu tiên mà ứng viên tìm đến để đánh giá
Thương hiệu Nhà tuyển dụng của bạn. Ngoài ra, việc xác định các phê bình phổ biến
có thể chỉ ra một vài vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải trong việc xây dựng
văn hóa công ty.
Tỷ lệ giữ chân nhân
tài: Nếu như tỷ lệ nghỉ việc thường được cho là không thể đoán trước
được thì tỷ lệ giữ chân nhân tài sẽ chỉ ra cho doanh nghiệp biết được chất
lượng môi trường làm việc của mình. Các nghiên cứu chỉ ra rằng một Thương
hiệu Nhà tuyển dụng bền vững có thể tăng 28% tỷ lệ giữ chân nhân tài.
Nguồn tuyển dụng: Theo
dõi các nguồn tuyển dụng để tìm hiểu ứng viên của bạn tiếp cận doanh nghiệp từ
đâu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định được ưu thế và nơi cần đặt
nỗ lực Employer Branding của mình.
Sự hài lòng của nhân
viên: Một Thương hiệu Nhà tuyển dụng đúng nghĩa được đánh giá dựa
trên văn hóa lành mạnh và đội ngũ nhân viên hạnh phúc. Vì vậy, việc đo lường sự
hài lòng của nhân viên trong tất cả các nhóm và phòng ban là điều cần thiết. Khảo
sát ẩn danh là một cách tuyệt vời để cho phép nhân viên cung cấp phản hồi trung
thực về trải nghiệm của họ mà không ngần ngại về việc để lộ danh tính
Kết Luận
Tóm lại, sự trung thực vẫn là một trong những chìa khóa để
chạm đến trái tim của ứng viên trong quá trình truyền thông Thương hiệu
Nhà tuyển dụng. Đừng cố gắng để biến doanh nghiệp của bạn trở thành một nơi “có
vẻ như” là môi trường làm việc tốt nhất mà hãy nỗ lực để biến điều đó thành sự
thực. Và nhân viên của bạn sẽ chính là minh chứng sáng giá cho tất cả
những gì bạn đầu tư. Một khi bạn thực sự thành công, bất cứ một chiến lược nào
cũng có thể trở nên khả thi.
Bài viết tham khảo:
- Quy Tắc Giữ Chân Nhân Tài: Lương – Thưởng – Vinh Danh
- Trải Nghiệm Trọn Vẹn Nhật Ký Hành Trình Tại Doanh Nghiệp
- Từ Hành Động Đến Thói Quen, Cho Ra Văn Hóa
- Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Trong Thời Kỳ Mới
- Gia Tăng Phúc Lợi Cho Nhân Viên Không Cần Tăng Chi Phí
- Trao Đi Các Phúc Lợi, Doanh Nghiệp Nhận Được Gì?
- Chế Độ Phúc Lợi Linh Hoạt Dành Cho Gen Z
- Làm Việc Để Sống Hay Sống Để Làm Việc?
- Động Lực Làm Việc Là Kết Nối Và Thấu Hiểu
- Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa Có Cần “Chuyển Đổi Số Trong Văn Hóa Doanh Nghiệp”?
- Mạng xã hội nội bộ không gian số miễn phí
Nhận xét
Đăng nhận xét